So với các nghề khác trong ngành nông nghiệp chăn nuôi ở Việt Nam, nghề nuôi ong lấy mật có lẽ là nghề mà cả “vật” và “người” đều phải duy chuyển nhiều nhất và dụng cụ làm nghề có lẽ cũng nhiều nhất. Ong mật Ban Mê Thuột mời các bạn khám phá một số dụng cụ nuôi ong tiêu biểu nhé.
 

Mũ bảo hộ Máng ăn dành cho ong Tấm sáp nền

 

 Bình khói  Chổi quét ong  Dao cắt vít nắp

 

 
     1. Thùng Ong (Beehive):
     Thùng ong thường có hai loại phổ biến: thùng kế (Newton hive) và thùng đáy (Langstroth hive).
Đặc trưng của thùng ong kế là có nhiều tầng được chồng lên nhau theo chiều dọc, đối với loại thùng này, ong có thể tách tổ của mình thành hai nơi riêng biệt,  nơi dự trữ “mật ong chín” và nơi ở (bao gồm ong chúa, ong thợ, ong đực, nhộng ong, ấu trùng, trứng, mật hoa, phấn hoa mới được thu lượm được và mật hoa phấn hoa làm thức ăn cho cả đàn. Nhờ đặc điểm này người nuôi ong có thể khai thác được mật ong đã chín mà không làm ảnh hưởng nhiều đến các thành viên trong đàn. Loại thùng này khá nặng và cồng kềnh, được sử dụng phổ biến ở các nước châu Âu, vì mùa hoa ở đây thường kéo dài, người nuôi ong hầu như chỉ đặt trại ong tại một và điểm, ít phải di chuyển đàn từ vùng này đến vùng khác.
 
Thùng ong kế được xếp kế nhau trong một trại ong
       
      Trong mỗi thùng kế, 10 khung cầu sẽ được xếp song song với nhau, loại thùng này khá gọn nhẹ và được đánh giá là phù hợp với sự thích ứng tự nhiên của đàn ong, tuy nhiên điểm yếu của loại thùng này là không tách bạch được hoàn toàn giữa nơi ong dự trữ mật ong chín và nơi ở của cả đàn như loại thùng kế. Chính vì thế, khi thu hoạch, người nuôi ong rất dễ làm ảnh hưởng đến các thành viên trong đàn ong. Tuy nhiên, vì đặc thù về mùa hoa, nguồn mật hoa, dịch lá trong năm thường rất ngắn, người nuôi ong phải di chuyển liên tục giữa các điểm trong năm để đặt trại ong, nên ở Việt Nam phần lớn người nuôi ong đều sử dụng thùng đáy.
 
 
Thùng ong đáy được xếp kế nhau trong một trại ong
      
     2. Máng ăn (Feeder)
     Trong khoảng ba tháng cuối năm dương lịch (từ tháng 10 đến hết năm), ở nước ta không có nhiều vùng miền, loại cây cho mật hoa hay dịch lá, đây chính là thời điểm người nuôi ong tiến thành “thu quân” và trở về các trại ong gần nhà để nuôi và dưỡng đàn chuẩn bị cho năm khai thác tiếp theo, trong giai đoạn này người nuôi ong thường cho ong ăn siro đường và bột đậu (những hộ nuôi ong thuộc hệ thống trang trại của Ong Mật Ban Mê Thuột phải cam kết tuyệt đối không khai thác “mật ong” vào thời điểm này) để cho ong ăn, người nuôi ong sử dụng chiếc ăn dành riêng cho ong. 
 
     3. Bình khói (Smoker)
     Bình khói (bình xịt tạo khói chống ong đốt) là dụng cụ được người nuôi ong sử dụng khi khai thác mật ong (người nuôi ong thường khai thác mật ong vào buổi sáng, khi phần lớn các con ong thợ đã bay đi kiếm mật), khói được tạo ra sẽ được hun vào các cầu ong và làm cho ong trở nên “hiền” hơn, không tấn công người nuôi ong trong khi họ khai thác mật.
 
Người nuôi ong đang hun khói vào những tổ ong trước khi thu hoạch
      
     4. Chổi quét ong (Bee Brush)
     Một vật dụng nhỏ nhắn nhưng không kém phần quan trọng trong công việc khai thác mật ong đó chính là chổi quét cầu ong, sau khi sử dụng bình khói và “làm hiền” những con ong còn lại trên cầu, người nuôi ong sẽ dùng chổi quét ong, quét chúng ra khỏi cầu trước khi mang những cầu ong chứa đầy mật chín đi tách mật
 
Người nuôi ong đang dùng chổi quét những chú ong sót lại  trên cầu
     
     5. Dao cắt vít nắp (Uncapping Knife)
     Sau khi ong làm đầy mật chín vào trong mỗi lỗ tổ (những cái ô bé bé, hình lục giác mà các bạn thấy trên các tổ ong), chúng sẽ tiến hành vít nắp tổ bằng việc tiết ra sáp ong phủ kín bề mặt các lỗ tổ ong. Vì vậy, trước khi tiến hành xếp từng cầu ong vào thùng quay li tâm và tiến hành quay mật, người nuôi ong sẽ tiến hành cắt lớp sáp này đi. Thao tác này không thể thiếu sự có mặt của một loại dụng cụ tuy thô sơ, đơn giản nhưng thể nào vắng mặt trong mỗi đợt khai thác mật ong của những người nuôi ong.
 
Người nuôi ong đang cắt cắt lớp sáp mèo
      
      6. Thùng quay mật (Honey extractor)
     Để thu được những giọt mật ong nguyên chất, thùng quay mật là dụng cụ không thể thiếu trong quá trình khai thác mật ong. Khi đã xếp đầy các cầu ong vào các vị trí cố định trong thùng, người nuôi ong sẽ tiến hành quay mật. Mật trong cầu sẽ văng ra theo nguyên lý hoạt động của lực ly tâm và được hứng lại trong thùng. Một chiếc van sẽ được đặt ở đáy bồn, khi tiến hành chiết rót mật vào các phuy hay can chứa, chiếc van này sẽ được mở ra.
 
Người nuôi ong đang tiến hành quay mật
      
       7. Gạt phấn (Polen Trap)
       Có lẽ bạn đã biết, mật hoa, dịch lá, dịch chồi và phấn hoa là nguồn thức ăn thiên nhiên chính của ong mật. Trong quá trình thu lượm mật hoa, phấn hoa cũng sẽ được ong thu lượm. Khi người nuôi ong quan sát thấy trong các cầu ong, lượng phấn hoa dồi dào, họ sẽ dùng một tấm inox được dập những lổ nhỏ đủ để ong chui qua và đặt chúng tại các cửa ra vào của thùng ong, khi ong chui qua, những hạt phấn hoa được ong để ở 2 chân sau sẽ bị rớt lại trước khi vào tổ, sau đó người nuôi ong sẽ tiến hành thu gom phấn hoa.
 
 Hình ảnh gặt phấn được đặt trước cửa tổ của thùng ong
     
     8. Mũ bảo hộ chống ong đốt ( Bee Vail)
     Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác đau nhức, da sưng vù và đỏ ửng vì bị ong chích chưa? Nếu rồi, chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên được cảm giác đó. Để phòng trường hợp bị ong đốt, người nuôi ong sẽ sử dụng quần áo và mũ bảo hộ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, phần lớn người nuôi ong thường xuyên sử dụng mũ bảo hộ, quần áo thì ít được sử dụng hơn (có lẽ vì nắng nóng và vướng víu khi làm việc)
Người nuôi ong đội mũ bảo hộ khi làm việc trong trại ong
 
     Trên đây là những dụng cụ, thiết bị nuôi ong cơ bản mà Ong Mật Ban Mê Thuột muốn giới thiệu đến các bạn. Hi vọng rằng, qua bài viết này, các bạn đã có thêm kiến thức về các dụng cụ đã góp phần tạo ra những giọt mật ong nguyên chất, thơm ngon mà các bạn đang sử dụng mỗi ngày!