Đảo qua một vài trang mạng quảng cáo, bán hàng với từ khóa "mật ong", bạn sẽ thấy hoa mắt vì giá cả của mặt hàng này như đang nhảy múa. Chưa tới một trăm ngàn đồng, người tiêu dùng đã có thể mua được 1lít mật ong "nguyên chất", từ năm trăm đến một triệu đồng, bạn có thể sở hữu ngay 1 lít "mật ong rừng” được gắn danh với các địa phương có diện tích rừng lớn như Cao Bằng, Lạng Sơn, U Minh, Tây Nguyên,… Phần lớn các loại mật ong rao bán đều không rõ nguồn gốc, không nhãn mác và không ai biết được, những sản phẩm được gọi là "mật ong" đó được làm ra như thế nào.

     Ngày nay, khi người tiêu dùng đã quan tâm và chú ý hơn tới việc bảo vệ sức khỏe bản thân thông qua sử dụng các loại thực phẩm đảm bảo chất lượng thì thủ đoạn làm giả mật ong lại càng tinh vi hơn. Trước đây, mật ong giả thường được nấu từ đường mía, hoặc bí đao, mạch nha,… cùng một vài hóa chất tạo màu, tạo mùi nhưng nếu người dùng có kinh nghiệm vẫn có thể nhận ra, thì nay người ta cho đàn ong ăn thêm đường trong mùa khai thác mật nhằm tăng năng suất mật ong. Mật ong giả ngày càng giống thậm chí còn “bắt mắt và ngon lành” hơn cả mật ong thật.

     Giữa một ma trận thật giả lẫn lộn, chắc bạn đã từng nghe về kinh nghiệm dân gian để phân biệt mật ong thật hay mật ong giả như dùng giấy thấm, pha vào nước, dùng cọng hành hay cho mật ong vào ngăn đá tủ lạnh,… Tuy nhiên, ngay cả những người lâu năm trong nghề ong mật, vẫn không thể phân biệt được đâu là mật ong thật và đâu là mật ong giả một cách chắn chắn, và cũng không có bằng chứngkhoa học nào có thể đảm bảo về độ chính xác của những cách thử nghiệm nói trên.

Mật ong thật hay mật ong giả?

 

     Vậy, về phương diện khoa học và quản lý nhà nước đối với sản phẩm trong ngành ong mật hiện nay ra sao?


     Tại Việt Nam, các cơ quan quản lý thực phẩm buộc doanh nghiệp phải kiểm tra đường mía (sucrosa) trong mật ong. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có thể kiểm soát được các loại mật ong được nấu trực tiếp từ đường mía hoặc pha trộn giữa mật ong và mật mía, còn những loại mật ong được tạo ra bằng cách cho ong ăn đường vào thời điểm khai thác mật thì hệ thống tiêu hóa của ong đã phân đường mía thành hai dạng đường đơn Glucose và Fructose, đây là hai loại chất ngọt có trong mật ong tự nhiên (mật ong rừng hay mật ong được nuôi và khai thác bằng phương pháp hoàn toàn tự nhiên) nên rất khó sử dụng phương pháp này để xác định mật ong nguyên chất.

     Tại Mỹ, Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc… hiện nay đang sử dụng phương pháp xác định chỉ số đường C4 trong mật ong nhằm truy xuất lại nguồn gốc chất ngọt Glucose và Frucrose trong mật, để từ đó kết luận chất lượng mật ong. Chỉ số đường C4 cho phép trong mật ong là C4 < 7%, với C4 > 7% thì mật ong đó được xem là loại mật do ong ăn đường tạo thành,... Đối với mật ong nuôi có chỉ số đường C4 = 0% thì được gọi là mật ong nguyên chất (giống như khái niệm mật ong rừng). Đây là phương pháp hiện đại, trung thực, chính xác và tiến bộ bậc nhất hiên nay, tuy nhiên chi phí kiểm nghiệm cũng khá đắt đỏ và số lượng đơn vị kiểm nghiệm có đủ năng lực thực hiện tại Việt Nam còn khá ít ỏi.

     Xuất phát từ một người nuôi ong chân chính, với mong muốn mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam nói chung và trên thế giới nói riêng những sản phẩm vừa an toàn, tinh khiết, tự nhiên, Ong mật Ban Mê Thuột luôn kiểm soát quy trình vận hành và đảm bảo hệ thống nuôi ong, khai thác mật đạt chuẩn và kiểm định hàm lượng đồng vị carbon đường C4 trên mỗi lô mật ong trước khi cung cấp cho thị trường. Với các chứng nhận đã được cấp phép như Viet Gap, Global Gap, True source, Organic, Non-GMO cùng với sản lượng xuất khẩu vượt bậc qua các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật… Mật ong Ban Mê Thuột khẳng định đã, đang và sẽ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho những người tiêu dùng thông thái.

 

Mật Ong Ban Mê Thuột_ Khẳng định thương hiệu mật ong nguyên chất