Đời sống sinh học của loài ong mật (Phần 3): Những khám phá thú vị về loài ong

1687 lượt xem | Luật Trí Nam | 27/10/2021

        Qua chuỗi 2 bài viết về đời sống sinh học của loài ong mật, Ong Mật Ban Mê Thuột tin rằng quý bạn đọc đã hiểu và trân quý hơn về “loại động vật đặc biệt” này rồi đúng không ạ? Góp thêm vào chuỗi bài viết này, Ong Mật Ban Mê Thuột chia sẻ thêm một số thông tin thú vị về chúng qua bài viết hôm nay nhé:

       1. Ong nhỏ học cách kiếm mật.

       Kiếm mật đã trở thành đặc điểm đặc trưng của ong thợ và hầu như mọi người đều nghĩ rằng “công việc này” là bản năng của mỗi con ong thợ. Trên thực tế, những con ong nhỏ không nhận thức được nhiệm vụ của mình là kiếm mật cho đến khi được hướng dẫn bởi các con ong “trưởng thành” khác trong đàn.

       Các nghiên cứu phát hiện ra rằng chúng đã học cách kiếm mật bằng cách quan sát những con ong có kinh nghiệm trong đàn thực hiện, chúng sẽ quan sát bông hoa nào được ong lớn hơn đổ xô đến tìm mật và bắt chước theo. Những chú ong nhỏ phải học thật nhanh vì những con ong lớn dễ bị kiệt sức hơn sau khi bay quá nhiều.

Một chú ong non đang say sưa quan sát chú ong khác hút mật

       

        2. Khả năng đặc biệt trong việc nhận diện mùi hương và khuôn mặt.

       Các giác quan của ong có thể phát triển một cách đáng kinh ngạc để hỗ trợ các thói quen bay xa để kiếm mật mỗi ngày. Đặc biệt, điều thú vị về loài ong mật là chúng có thể cảm nhận sự khác biệt giữa các hình ảnh trong vòng chưa đầy một giây và nhận ra mùi hương rất nhạy. Các con ong thường bị thu hút bởi một số loại mùi nhất định để tạo điều kiện thụ phấn.

       Tuy nhiên, chức năng này cũng được dùng để nhận dạng và là tín hiệu gọi bạn tình. Mỗi tập thể ong có một mùi thơm độc đáo riêng mà con ong trong tổ sử dụng để xác định “bạn tình” và khi một con ong cái rời tổ để bắt đầu lứa sinh sản mới, kích thích tố (pheromones) sẽ thu hút các con ong đực hộ tống.

       Theo các nhà sinh học Úc, ong mật có thể nhận biết và ghi nhớ khuôn mặt. Trong một nghiên cứu, họ đã cho loài ong này xem hình ảnh đen trắng chụp mặt người. Và kết quả đã cho thấy rằng, loài ong thông minh hơn chúng ta nghĩ khi chúng hoàn toàn có thể phân biệt các ảnh chụp.

          3.   Ong mật, "bà mối se duyên" hiệu quả của thực vật.

Chú ong mật chăm chỉ đang thụ phấn cho bông hoa bưởi

     

       Khi hoa nở, phấn hoa trên đầu chỉ nhị nở bung ra, nhưng vẫn dính với nhau bởi lớp sáp, đầu nhụy cũng nở bung và có nhiều nhựa dính. Hũ mật bé tí thơm phức ở dưới đáy bao hoa quyến rũ những chú ong - những "ông tơ, bà mối", đã giúp hoa khoe sắc sặc sỡ và kết trái được nhiều hơn.

       Ong mật có thị giác và khứu giác đặc biệt để xác định màu hoa ở rất xa và mùi thơm của hoa với nồng độ cực thấp. Trong cơ thể ong có túi đựng mật bằng 1/2 khối lượng cơ thể, có đôi cánh khỏe, có thể đạt tốc độ đập cánh 230 lần/giây và 60 km/giờ, nên mỗi lần bay ong có thể lấy mật và thụ phấn cho hàng trăm bông hoa.

       Ong mật là loại côn trùng truyền thụ phấn hiệu quả nhất trong họ côn trùng truyền thụ phấn, do chân ong có cấu tạo bàn chải để lấy phấn hoa. Khi ong chui vào ống hoa để hút mật, phấn hoa sẽ bám vào chân và thân ong rồi đưa nhiều phấn hoa lên nhụy hoa, thế là phần đầu của sự thụ phấn đã hoàn thành. 

        Thực hiện xong nhiệm vụ ông tơ bà mối, ong có được túi mật và hai cục phấn bé xíu gắn ở kheo chân sau mang về nhà. Ong và thực vật có sự hòa hợp rất khéo léo mà các côn trùng khác không có được trong việc truyền phấn đến nhụy hoa.

        Bạn thấy đấy, mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho loài ong mật những đặc tính thật tuyệt vời, từ hình dạng, cấu trúc đến cả thói quen sinh học để ong mật vừa có thể “se duyên” cho loài thực vật, lại có thể tạo ra những giọt mật thơm ngon cùng vô vàn các sản vật thiên nhiên khác cho đời.

 

Nguồn tham khảo:

https://khutrungxanh.com/loai-ong-nhung-dieu-thu-vi-ve-loai-ong-ma-ban-chua-biet

https://suckhoedoisong.vn/nhung-loi-ich-tri-benh-cua-mat-ong-co-the-ban-chua-biet-169211016221402902.htm

 

Tin khác liên quan

Tin mới nhất

TƯ VẤN PHÁP LUẬT QUA ĐIỆN THOẠI: