Làm gì khi bị ong đốt?

702 lượt xem | Luật Trí Nam | 22/06/2021

         Không thể phủ nhận, ong là loài động vật mang đến rất nhiều lợi ích cho con người từ việc nâng cao hiệu quả trong quá trình thụ phấn cho cây trồng cho đến các sản phẩm quý giá như mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa, keo ong, sáp ong,... Tuy nhiên, hẳn ai trong chúng ta cũng phải khiếp sợ khi không may bị chúng tấn công và bị đốt. Tùy vào nọc độc của mỗi loài ong, vết đốt của chúng có thể chỉ làm da bạn bị tấy đỏ, sưng đau, có cảm giác ngứa, sẽ khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của nạn nhân. Chính vì thế, bạn không nên chủ quan khi bản thân hay người thân bị ong đốt.

      1. Một số việc nên làm khi bị ong đốt

  • Khi thấy ong bay đến, bạn không nên chạy chỉ cần ngồi im và không cử động, dùng cát hoặc đất vung về hướng ong đang bay, không dùng quần áo hay nhánh cây để xua đuổi vì làm vậy, đàn ong sẽ tấn công mạnh hơn, sau đó nhanh chóng rời khỏi khu vực đó để hạn chế tốn đa việc bị đốt.
Vết đốt khiến vùng ta xung quanh tẩy đỏ và sưng phồng (Ảnh Internet)
  • Khi đã ở nơi an toàn, nếu có thể hãy thử dùng nhíp để gắp ngòi đốt  (vòi chích) ra. Bạn tuyệt đối không cố gắng lấy ngòi đốt bằng cách nặn vì như vậy có thể làm độc tố lây lan nhanh hơn trong cơ thể.
  • Rửa vết đốt bằng nước sạch hoặc xà phòng sau đó chườm đá hoặc đắp một miếng gạc lạnh sạch để giúp giảm sưng và đau vết thương. Uống thật nhiều nước để đào thải bớt độc tố.
  • Theo dõi tình trạng và cần đưa người bị ong đốt đến các cơ sở y tế gần nhất nếu có các biểu hiện sau: Bị ong đốt ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhất là ở vùng đầu, mặt, cổ, có các triệu chứng khó thở, đau nhiều, chóng mặt, mệt mỏi, phù mặt, tiểu máu, đại tiện phân lỏng, ...
  • Nếu bị các loại ong rừng, ong bắp cày hay ong vò vẽ,… đốt, cần nhanh chóng đến ngay cơ quan y tế gần nhất để theo dõi và điều trị vì đây là những loài ong có nọc độc mạnh, có khả năng cao gây ra nhiều biến chứng toàn thân, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Tổ ong vò vẽ, một trong những loài ong có nọc đọc gây huy hiểm tới tính mạng con người (Ảnh internet)


      2. Một số điều nên làm để phòng tránh bị ong đốt

  • Khi phải đến những khu vực có thể có ong bạn không nên lựa chọn những loại nước hoa, sữa dưỡng thể,  nước xả vải có mùi ngọt để tránh thu hút ong.
  • Không dùng gậy, que chọc phá tổ ong, đặc biệt không cho trẻ em làm điều này. Nếu cần phá hoặc xua đuổi đàn ong, có thể sử dụng khói hoặc lửa thay vì dùng que hay gậy chọc trực tiếp vào tổ của chúng.
  • Đối với những người nuôi ong, khai thác ong lấy mật hay những người cần đi vào rừng cần trang bị trang phục bảo hộ, hạn chế để lộ phần da bên ngoài. Không nên sử dụng các trang phục sặc sở, vì ong có thiên hướng tấn công những trang phục có màu sắc sặc sỡ.

      Tóm lại, cũng giống như các loài vật khác, ong cần phản đòn, phòng vệ khi bị tấn công để bảo vệ cho tổ ong đầy phấn hoa và mật ong, những lứa ấu trùng, ong non, thành quả của việc lao động chăm chỉ, bền bỉ và vô cùng vất vả hay chỉ đơn giản là bảo vệ chính bản thân chúng trước kẻ thù. Chính vì vậy, thay vì loại bỏ, tiêu diệt chúng, chúng ta hãy phòng và bảo vệ bản thân bằng những cách thức thân thiện với môi trường, ít gây tổn thương đến đời sống của chúng nhất, loài ong, một loài vật diệu kỳ mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.

Thân,

Ong mật Ban Mê Thuột

Tin khác liên quan

Tin mới nhất

TƯ VẤN PHÁP LUẬT QUA ĐIỆN THOẠI: